Để bảo vệ máy phát điện một các an toán và toàn diện thì Sices đã cho ra phụ kiện chức năng rơ le bảo vệ Sices D-Pro. Rơ le đa chức năng được sử dụng để cung cấp thêm các biện pháp bảo vệ máy phát điện trong các ứng dụng đòi hỏi khắt khe hơn, chẳng hạn như nhà máy điện trung thế hoặc cao thế, hoặc lắp đặt dầu khí. Sices D-PRO được nghiên cứu để mở rộng các chức năng và bảo vệ đã có trong bộ điều khiển bộ phát điện nâng cao hiệu suất của nó.

Cổng D-PRO

Bên dưới chúng tôi xin liệt kê các chức năng bảo vệ của rơ le bảo vệ TTTT cho máy phát điện có trong Sices D-Pro.


Rơ le bảo vệ điện áp trong Sices D-Pro

  • Rơ le bảo vệ điện áp thấp (27): Là rơ le chịu trách nhiệm chính bảo vệ khi điện áp của máy phát điện giảm xuống thấp quá mức cho phép sẽ đưa ra hành động bảo vệ hệ thống, nhờ vậy giúp hệ thống và bộ điều khiển máy phát điện ổn định và an toàn hơn trong lúc sử dụng.
  • Thời gian tuỳ thuộc vào điện áp (27T): Có chức năng điều chỉnh thời gian thực hiện hành động khi xảy ra sự cố về điện áp thấp trên hệ thống.
  • Rơ le quá điện áp (59): Là rơ le chịu trách nhiệm chính bảo vệ khi điện áp của máy phát điện tăng lên cao quá mức cho phép sẽ đưa ra hành động bảo vệ hệ thống, nhờ vậy giúp hệ thống ổn định và an toàn hơn trong lúc sử dụng.
  • Rơ le quá điện áp trung tính (59N): Là rơ le bảo vệ điện áp Sices D-Pro chịu trách nhiệm chính bảo vệ khi điện áp của máy phát điện tăng lên cao quá mức cho phép ở dây trung tính sẽ đưa ra hành động bảo vệ hệ thống, nhờ vậy giúp hệ thống ổn định và an toàn hơn trong lúc sử dụng.

Rơ le bảo vệ dòng điện và rơ le bảo vệ quá dòng

  • Rơ le bảo vệ quá dòng cắt nhanh (ngắn mạch) (50): Là rơ le chịu trách nhiệm chính bảo vệ khi dòng điện của máy phát điện tăng lên đột ngột (ngắn mạch ) hơn mức cho phép sẽ đưa ra hành động bảo vệ hệ thống.
  • Rơ le quá dòng cắt nhanh (ngắn mạch) chạm đất (50N): Là rơ le chịu trách nhiệm chính bảo vệ khi dòng điện của máy phát điện tăng lên đột ngột (ngắn mạch ) ở dây trung tính hơn mức cho phép sẽ đưa ra hành động bảo vệ hệ thống.
  • Rơ le bảo vệ dòng điện hạn chế tức thời (50V): Là rơ le chịu trách nhiệm chính bảo vệ khi dòng điện tăng lên tức thời cho hệ thống máy phát điện.
  • Rơ le quá dòng có thời gian chạm đất (quá tải) (51N): Là rơ le chịu trách nhiệm chính bảo vệ khi dòng điện của máy phát điện tăng lên theo thời gian (quá tải ) ở dây trung tính hơn mức cho phép sẽ đưa ra hành động bảo vệ hệ thống.
  • Rơ le dòng điện hạn chế có thời gian (51V): Là rơ le chịu trách nhiệm chính bảo vệ khi dòng điện tăng lên theo thời gian cho hệ thống máy phát điện.
  • Rơ le quá dòng có thời gian (quá tải) chạm đất (51N): Là rơ le chịu trách nhiệm chính bảo vệ khi dòng điện của máy phát điện tăng lên theo thời gian (quá dòng ) ở dây trung tính hơn mức cho phép sẽ đưa ra hành động bảo vệ hệ thống.

Tham khảo: Rơ le bảo vệ máy phát điện

Tham khảo: Sơ đồ nguyên lý tủ ATS


Rơ le bảo vệ chạm đất

  • Rơ le bảo vệ chạm đất (64): Là rơ le chịu trách nhiệm chính bảo vệ khi dây điện chạm đất sẽ đưa ra hành động bảo vệ an toàn và tính ổn định của hệ thống.

Rơ le bảo vệ công suất máy phát điện trong Sices D-Pro

  • Rơ le bảo vệ công suất tác dụng (32P): Là rơ le chịu trách nhiệm chính bảo vệ công suất tác dụng của máy phát điện khi tăng lên hơn mức tối đa sẽ đưa ra hành động bảo vệ hệ thống.
  • Rơ le đảo ngược công suất(32R): Là rơ le chịu trách nhiệm chính bảo vệ đảo ngược công suất giúp hệ thống vận hành tốt nhất.
  • Rơ le  công suất phản kháng (32Q): Là rơ le chịu trách nhiệm chính bảo vệ công suất phản kháng của máy phát điện khi tăng lên hơn mức tối đa sẽ đưa ra hành động bảo vệ hệ thống.
  • Rơ le mất kích từ (40) trong Sices D-pro: Là rơ le chịu trách nhiệm chính bảo vệ máy phát điện mất từ trường để tránh ảnh hưởng đến hệ thống.

Rơ le bảo vệ tần số

  • Rơ le bảo vệ quá tần số (81O): Là rơ le chịu trách nhiệm chính bảo vệ tần số máy phát điện khi tăng lên quá mức cho phép sẽ đưa ra hành động để bảo vệ hệ thống.
  • Rơ le quá tần số (81U): Là rơ le chịu trách nhiệm chính bảo vệ tần số máy phát điện khi giảm xuống quá mức cho phép sẽ đưa ra hành động để bảo vệ hệ thống.

Rơ le bảo vệ so lệch

  • Rơ le bảo vệ so lệch (87G): Là rơ le chịu trách nhiệm chính bảo vệ so lệch cho động cơ để tránh gây ảnh hưởng đến hệ thống.

Rơ le bảo vệ pha

  • Rơ le bảo vệ ngược pha và mất cân bằng dòng điện pha (46): Là rơ le chịu trách nhiệm chính bảo vệ ngược pha cho hệ thống và bảo vệ mất cân bằng dòng điện pha sẽ đưa ra hành động để bảo vệ hệ thống.
  • Rơ le ngược pha và mất cân bằng điện áp pha (47): Là rơ le chịu trách nhiệm chính bảo vệ ngược pha cho hệ thống và bảo vệ mất cân bằng điện áp pha sẽ đưa ra hành động để bảo vệ hệ thống.

Liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết về tủ ATSsơ đồ nguyên lý tủ ATS

Công ty TNHH TTTT Global.

Địa Chỉ: Landmark 4, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Trang web:  https://ttttglobal.com/

Điện Thoại: 0286 2728334

Email: Info@ttttglobal.com


CHUYÊN MỤC: TÀI LIỆU SICES

BÀI VIẾT LIÊN QUAN


 

5/5 (3 Reviews)
error: Content is protected !!