Tủ chuyển nguồn tự động ATS (Automatic Transfer Switch) là hệ thống có khả năng chuyển nguồn tự động, chức năng chính của hệ thống là chuyển nguồn từ nguồn điện lưới sang nguồn máy phát điện và ngược lại. Việc chuyển nguồn này diễn ra khi nguồn điện lưới bị mất do sự cố hoặc bảo trì, khi nguồn điện lưới hoạt động lại bình thường thì hệ thống sẽ chuyển từ nguồn máy phát điện sang nguồn điện lưới. Hệ thống cần có sơ đồ nguyên lý tủ ATS gồm mạch động lực, mạch điều khiển và sơ đồ đi dây khi sử dụng chung với bộ điều khiển Sices ATS115.

Hướng dẫn lắp đặt theo sơ đồ nguyên lý tủ ATS và cấu tạo của tủ 

Tủ điện ATS có rất nhiều loại khác nhau dựa trên sơ đồ nguyên lý tủ ATS TTTT khác nhau nên cấu tạo có rất nhiều thiết bị khác nhau để cầu thành một hệ thống tủ điện ATS dựa trên chức năng và yêu cầu của người sử dụng, cấu tạo của tủ:

  • Bộ chuyển nguồn ATS Sices ATS115, bộ điều khiển chuyển nguồn tự động Deepsea DSE335,…
  • Đèn báo: Đèn báo máy phát điện, đèn báo lưới điện, đèn báo có tải, đèn báo pha,…
  • Công tắc điều khiển: Chế độ tự động, chế độ bằng tay, chuyển sang máy phát điện, chuyển sang điện lưới,…
  • Các thiết bị bảo vệ và đóng ngắt: CB, MCB, MCCB, ACB, Contactor, cầu dao,…
  • Các rơ le bảo vệ: bảo về dòng điện, bảo vệ điện áp, bảo vệ tần số, bảo vệ cho tải,….

Nguyên lý tủ ATS và sơ đồ mạch ATS

Nguyên lý hoạt động tủ ATS

Nguyên lý tủ ATS là chuyển mạch khi mất nguồn nhờ bộ chuyển đổi mạch và các MCB, contactor, PLC thiết lập, bộ chuyển mạch nguồn ATS chuyên dụng nguyên lý vận hành (sơ đồ nguyên lý) của tủ ATS chia làm hai sơ đồ là sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển.

Sơ đồ mạch của tủ ATS

Sơ đồ mạch ATS gồm hai mạch chính là mạch động lực và mạch điều khiển. Hai mạch này cấu tạo nên toàn bộ hệ thống tủ chuyển nguồn điện ATS, kết nối từng bộ phận bộ điều khiển, đèn báo, công tắc điều khiển, các thiết bị bảo vệ đóng ngắt, các rơ le bảo vệ, máy phát điện, nguồn điện lưới,… lại với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh.

Mạch động lực tủ ATS

Mạch động lực ATS

Mạch điều khiển tủ ATS

Mạch điều khiển ATS


Ưu nhược điểm của tủ chuyển nguồn tự động ATS

Ưu điểm của tủ chuyển nguồn tự động ATS 

  • Hệ thống tủ điện ATS thường sử dụng cho các hệ thống đơn giản giữa một nguồn điện lưới và một nguồn từ bộ điều khiển máy phát điện dự phòng.
  • Hệ thống cơ cấu gọn nhẹ, đơn giản và dễ sử dụng có thể tích hợp sẵn các chức năng hiện đại.
  • Giá thành hợp lý.
  • Hệ thống có khả năng tùy biến cao, chọn được nhiều chế độ hoạt động khác nhau. Có thể kết nối với các hệ thống cao cấp hơn.

Nhược điểm của tủ chuyển nguồn tự động ATS

  • Thường chỉ sử dụng trong các trường hợp có nguồn đơn giản, có dòng điện tối đa từ 1600-3200A và dòng cắt ngắn mạch chịu đựng được không cao.
  • Nếu dành cho các hệ thống phức tạp thường có nhiều nguồn điện lưới và nguồn dự phòng thì cần có bộ điều khiển ATS dễ xử lý thích hợp cho hệ thống.
  • Nếu sử dụng cho hệ thống phức tạp thì tốn nhiều diện tích và giá thành sẽ cao hơn dựa trên nhu cầu.

Tham khảo: Hòa đồng bộ máy phát điện

Tham khảo: Rơ le bảo vệ máy phát điện


Sơ đồ đấu tủ ATS sử dụng bộ điều khiển chuyển nguồn ATS Sices ATS115

Kết nối chân ATS 115

Các thành phần trong sơ đồ tủ ATS và hệ thống chuyển nguồn tủ ATS sử dụng bộ điều khiển chuyển nguồn tự động Sices ATS115:

Nguồn điện lưới.

Nguồn máy phát điện.

Nguồn bộ điều khiển.

Đèn báo.

Các thiết bị đo.

Các thiết bị chuyển mạch.

Các rơ le bảo vệ.

Các thành phần nhỏ khác,….

Khi sử dụng bộ điều khiển Sices ATS115 sẽ cung cấp rất nhiều các tính năng tiện ích và hiện đại nhất hiện nay để vận hành và bảo vệ tốt nhất cho toàn bộ hệ thống chuyển nguồn của bạn.

Bộ chuyển nguồn tự động của Sices ATS115 còn có thể có đặt nhờ phần mềm BoardPrg4- SICES giúp chúng ta có thể cài đặt tất cả các chức năng của hệ thống thông qua bộ điều khiển chuyển nguồn tự động như:

  • Hệ thống
  • Bảo vệ an toàn.
  • Nguồn A.
  • Nguồn B.
  • Tần số.
  • Dòng điện.
  • Kết nối
  • Bảo vệ
  • Bảo vệ hệ thống.
  • Bảo vệ pin.
  • Các chức năng bảo vệ khác.
  • Chức năng phụ
  • Lịch trình.
  • Kho lưu trữ ghi lịch.
  • Thiết bị.
  • Liên lạc
  • Cổng nối tiếp 1.
  • Cổng nối tiếp 2.
  • USB.
  • Modern.
  • Ethernet.

Bộ điều khiển khi kết nối với hệ thống thì có các chân kết nối ra sơ đồ đấu tủ ATS và bộ điều khiển Sices ATS115:

  • JA: Cổng kết nối RS232.
  • JB: Cổng kết nối USB.
  • JC: Nối đắt.
  • JD: Cấp nguồn:
  • Chân 1: Nguồn dương.
  • Chân 2: GND.
  • JE: Chân 1-4: Đầu ra kỹ thuật số.
  • JF: Chân 1-7: Đầu vào hiện tại.
  • JG: Chân 1-4: Nguồn B.
  • JH: Chân 1-4: Nguồn A.
  • JI: Bộ ngắt mạch:
  • Chân 1-3: GCB.
  • Chân 4-6: MCB.
  • JL: Chân 1-4: Lệnh động cơ
  • JM: Chân 1-7: Đầu vào analog.
  • JN: Chân 1-8: Các đầu vào kỹ thuật số có thể cấu hình được.
  • JO: Kết nối
  • Chân 1-3: RS485 nối tiếp.
  • Chân 4-6: Giao diện ECU CANBUS.
  • JS: Cổng kết nối Ethernet.

Liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết về rơ le bảo vệ hoặc sơ đồ đấu tủ ats: 

Công ty TNHH TTTT Global.

Địa Chỉ: Landmark 4, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Website: https://ttttglobal.com/

Điện Thoại: 0286 2728334

Email: Info@ttttglobal.com


CHUYÊN MỤC: TÀI LIỆU SICES

BÀI VIẾT LIÊN QUAN


4.7/5 (3 Reviews)
error: Content is protected !!