Quang năng là một dạng năng lượng quang trọng trong đời sống hiện nay, hiện nay quang năng chủ yếu được lấy từ điện năng và được sử dụng chủ yếu vào việc thắp sáng. Thiết bị quang năng phổ biến nhất hiện nay chính là đèn huỳnh quang, thiết bị thắp sáng nhờ năng lượng điện. Bài viết này sẽ trình bày về cấu tạo của đèn huỳnh quang, đèn ống huỳnh quang và nguyên lý hoạt động của nó.

Các bài viết có thể bạn quan tâm

 

Đèn huỳnh quang

Đèn huỳnh quang và cấu tạo của đèn huỳnh quang

Đèn huỳnh quang là gì ?

Đèn huỳnh quang (đèn tuýp) hay đèn ống là thiết bị thắp sáng gồm điện cực và vỏ đèn phủ một lớp bột huỳnh quang (hợp chất chủ yếu của phosphor). Người ta còn bơm vào đèn một ít thuỷ ngân và khí trơ (neon, argon,…) để làm tăng độ bền của điện cực và tạo thêm ánh sáng màu.

Đèn huỳnh quang phát sáng khi có dòng điện chạy qua hơi thuỷ ngân ở áp suất thấp. Vì cách thức vận hành tốt hơn nên đèn huỳnh quang có hiệu suất tốt hơn nhiều so với các loại đèn sợi đốt. Tuy nhiên, hiện nay đèn huỳnh quang đang được thay thế bằng đèn led.

Cấu tạo của đèn huỳnh quang

Cấu tạo đèn huỳnh quang TTTT khi được lắp đặt và sử dụng cần các phần sau:

  • Đèn huỳnh quang: Cấu tạo của đèn huỳnh quang gồm 3 phần chính: Điện cực, Khí và lớp bột huỳnh quang.
  • Chấn lưu: Dùng để giới hạn dòng điện, không cho dòng điện quá cao gây hỏng bóng đèn.
  • Công tắc: Dùng để điều khiển bóng đèn bật/ tắt khi sử dụng.
  • Cầu chì: Dùng để bảo vệ bóng đèn khi gặp ngắn mạch cho hệ thống điện.
  • Tắc te: Dùng để khởi động đèn được mắc song song với 2 đầu bóng đèn huỳnh quang, bộ phần này còn gọi là con chuột.

Trình bày cấu tạo của đèn huỳnh quang gồm 3 phần chính nào ?

Trình bày cấu tạo của đèn huỳnh quang có các phần là: Điện cực, khí và bột huỳnh quang. Các phần trên đều được đặt trong bóng thuỷ tinh có áp suất thấp.

Cấu tạo đèn huỳnh quang gồm có 3 phần chính:

  • Điện cực: để dùng để phát điện tử. Loại điện cực hiện nay dùng điện cực từ Vonfram quấn xoắn chúng phát xạ điện tử khi được nung nóng đền khoảng 900 độ C. Hai đầu điện cực này được nối với mạch điện xoay chiều. Khi cấp vào 2 đầu cực của đèn huỳnh quang một điện áp định mức đèn huỳnh quang có thể phát sáng.
  • Khí: Một lượng nhỏ thuỷ ngân được cho vào ống bóng đèn huỳnh quang, sau đó được hút chân không áp suất thấp. Khi nào giúp duy trì ổn định bên trong bởi bóng thuỷ tinh và giữ ổn định trong suốt quá trình phát sáng của đèn huỳnh quang.
  • Lớp bột huỳnh quang: Bột huỳnh quang hay còn được gọi là phosphor là một hợp chất hoá học được quét bên trong thành của bóng đèn huỳnh quang. Khi vận hành thì bức xạ của điện cực và hơi thuỷ ngân bên trong cộng với bột huỳnh quang sẽ tạo ra bước sóng ánh sáng nhìn thấy được khi phát quang. Tuỳ thuộc vào hợp chất mà ánh sáng cho thể thay đổi màu sắc đèn huỳnh quang.

Nguyên lý hoạt động của bóng đèn huỳnh quang

Cấu tạo đèn huỳnh quang

Khi bóng đèn huỳnh quang hoạt động, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực được diễn ra và phát ra một tia cực tím, tia cực tím này nhờ hơi thuỷ ngân và lớp bột huỳnh quang sẽ tạo ra một dạng ánh sáng trong dãy anh sáng nhìn thấy được. Như vậy đèn huỳnh quang phát ra ánh sáng mà mắt người nhìn thấy được. Ngoài ra khi vận hành hoạt động bóng đèn huỳnh quang thì cần phải thêm 2 thiết bị là chấn lưu (tăng phô) và tắc te (con chuột) nhầm mục đích bảo vệ đèn huỳnh quang và kích cho đèn huỳnh quang phóng điện cực lúc khởi động.

Xem thêm: Cấp bảo vệ đầu phát điện

Xem thêm: Bộ sạc ắc quy thông minh


Liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết:

Công ty TNHH TTTT Global.

Địa chỉ: Landmark 4, Vinhomes Central Pank, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Trang web: https://ttttglobal.com

Điện thoại: 0286 2728334

Email: Info@ttttglobal.com


CATEGORY: TECHNICAL QUESTIONS AND ANSWERS

RELATED POSTS


 

5/5 (3 Reviews)
error: Content is protected !!