Trong một mạch điện tử thường có nhiều linh kiện khác nhau được trang bị trong mạch điện, nhưng thường có 3 linh kiện chính được biết đến nhiều nhất là điện trở, cuộn dây và tụ điện. Mỗi linh kiện đều mang đến một công dụng khác nhau cho mạch điện là điện trở, điện cảm và điện dụng ứng với mỗi loại linh kiện bên trên. Trong đó điện cảm thường được nhiều người quan tâm và muốn biết ý nghĩa của trị số điện cảm là gì? Hôm nay TTTT Global sẽ giải thích cho các bạn ý nghĩa của điện cảm và đơn vị của điện cảm là gì.

Các bài viết có thể bạn quan tâm

Điện cảm 1

Điện cảm và ý nghĩa của trị số điện cảm là gì ?

Điện cảm

Điện cảm được tạo ra từ cuộn cảm (cuộn dây, cuộn từ, cuộn từ cảm ) là một linh kiện điện tử thụ động tạo ra mọt dây dẫn điện với số lượng vòng quấn nhất định và có tác dụng chính là sinh ra một từ trừng khi có dòng điện chạy qua nó. Cuộn cảm mang một độ điện cảm nhất định. Đây là kinh kiện điện tử tạo nên điện cảm trong mạch điện từ.

Điện cảm hay còn được gọi là từ cảm xuất hiện trong một mạch điện kín có dòng điện xoay chiều chạy qua. Một cuộn cảm được đặc trưng bởi độ điện cảm của nó. Độ điện cảm được tính bằng công thức là điện áp chia cho tốc độ thay đổi của dòng điện. Cuộn cảm là một trong những thành phần bị động (cuộn dây) chính trong hệ thống điện tử. Các thành phần bị động cơ bản trong điện tử là điện trở, tụ điện và cuộn cảm.

Ý nghĩa của trị số điện cảm là gì ?

Ý nghĩa của trị số điện cảm là TTTT gì ? Ý nghĩa của trị số điện cảm là cho biết khả năng tích luỹ năng lượng từ trường của cuộn dây đó. Cuộn cảm có số vòng dây càng nhiều và dòng điện chạy qua càng lớn thì có trị số điện cảm càng lớn. Điện cảm có kí hiệu là L và có đơn vị của điện cảm là Henry (H).

Điện cảm là gì ? Điện cảm hay còn gọi là hiện tượng từ cảm, là hiện tượng chỉ xuất hiện trong mạch điện có dòng điện xoay chiều chạy qua trong mạch điện khép kín hoặc khi tiến hành ngắt mạch điện một chiều cũng phát dinh hiện tượng từ từ cảm. Sự biến thiên của cường độ dòng điện sinh ra sự thay đổi của từ thông trong mạch điện.

Xem thêm: So sánh các bộ điều khiển hoà đồng bộ và nguyên lý hoạt động của nó.


Cấu tạo và phân loại cuộn cảm, điện cảm

Điện cảm

Dựa vào cấu tạo và phạm vi ứng dụng mà người ra phân chia cuộn cảm thành những loại chính sau:

  • Cuộn cảm âm tần.
  • Cuộn cảm trung tần.
  • Cuộn cảm cao tần.
  • Phân loại theo hình dáng chúng ta có loại cắm và loại dán.
  • Phân loại theo cấu tạo có loại có lõi và loại không có lõi (Dinamo phát điện).

Nguyên lý hoạt động của cuộn cảm

Khi mắc vào dòng điện một chiều, cuộn cảm sẽ có tác dụng như một điện trở với điện kháng bằng 0. Vì cường độ dòng điện trong mạch điện một chiều không đổi trong thời gian, từ trường do dòng điện đi qua dây dẫn của cuộng cảm có cường độ và chiều không đổi.

Khi mắc vào dòng điện xoay chiều, cuộn cảm sẽ sinh ra một từ trường và một điện trường biến thiên theo tấn số tương ứng của dòng điện chạy qua linh kiện. Phương của điện trường sẽ luôn vuông góc với từ trường được sinh ra tại cuộn cảm.

Cuộn cảm có tác dụng: Dùng để chặn dòng điện cao tần trong mạch điện, ghép nối tiếp hoặc song song với tụ điện để tạo thành mạch cộng hưởng, đều chính trong các thiết bị đặc biệt,….

Xem thêm: Tim hiểu khái niệm rơ le bảo vệ dòng diện là như thế nào?


Liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết:

Công ty TNHH TTTT Global.

Địa chỉ: Landmark 4, Vinhomes Central Pank, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Trang web: https://ttttglobal.com

Điện thoại: 0286 2728334

Email: Info@ttttglobal.com


CATEGORY: TECHNICAL QUESTIONS AND ANSWERS

RELATED POSTS

5/5 (3 Reviews)
error: Content is protected !!